Thứ năm, 28/03/2024, 21:14 GMT+7.
Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

"Một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót, phát triển nền văn minh đó."


Tiếp tục khủng hoảng kinh tế

Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời".

Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một lời dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi.

Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào?

Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , quả nhiên đúng.

Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo.

Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không?

Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới con mắt của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế.

Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này.

Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung.

Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng cái Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được.

Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet.

Ảnh: LAD

Bệnh dịch ở VN

Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải?

Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất.

Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao.

Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không  là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này.

Nhân danh cái nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt.

Đặc biệt sao Bắc Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bắc Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy,. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010.

Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi?

Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi.

Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa.

Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không?

Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi.

Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào của Trung Quốc bây giờ.

Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào?

Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy.

Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy.

Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp.

Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành

Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào?

Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo.

Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán  biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết.

Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều phải công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo.

Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào?

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ.

Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này.

Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó chuyện cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế.

Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành.

Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp.

Tôi đã xác định thuyết này phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. Và tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự.

Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy)....

Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử.

Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có  mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu , ông sử dụng những tài liệu và phương pháp nghiên cứu  gì?

Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó.

Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra một  phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là Lạc Việt Độn Toán"

Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn, vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được?

Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không".

Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận.

Nếu như một nền văn minh mà tự nó phát minh ra hệ thống lý thuyết đó, thì tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu.

Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong  lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau.

Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội.

Thế là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này.

Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này . Đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận còn lại đã lưu truyền những giá trị. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót ,  phát triển nền văn minh đó.

Giả thiết của ông có được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác thảo luận và họ đã có phản biện gì không?

Với một nếp nghĩ đã 2000 năm, và con người ta lại có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình.

Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào thấy tâm phục khẩu phục.

Những phương pháp dựa vào Kinh dịch, sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những điều đã được lưu truyền trong sách cổ. Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ Trung Hoa là gì?

Trong các mảng vụn của thuyết Âm dương Ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc Thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, áp dụng đồ hình được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN.

Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch".

Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Không phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan.

Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Tốn nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó.

Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không?

Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói. Và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm, mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn.

Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết.

Nguồn: Vietnamnet (ChinaDaily)

Cùng suy nghĩ với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tôi rất tâm đắc bài viết về "Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam"của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng khi nhận xét về Nguồn gốc của Kinh Dịch mà tác giả đã trích ý kiến của tôi. Tôi cho rằng Kinh Dịch ra đời là kết tinh,hệ quy chiếu của nền văn hóa của dân tộc đó:Dân tộc Kinh Giao Chỉ với nền văn hóa Nõ Nường (sinh thực khí). Nền văn hóa Nõ Nường tạo ra thuyết "SINH HỌC": Lấy nguyên khí của Nõ Nường làm điểm xuất phát, biểu tượng bằng quả trứng của người mẹ. Qủa trứng thụ tinh có 2 đường máu, phát triển thành thai nhi...Qua qúa trình với các hình thái phát triển của thai nhi tạo nên các hoa văn, lập thành bản "Sử thi"ghi làm hoa văn trên Thần Đồng (trống đồng)Ngọc Lũ.Tất cả ở đây đều thuộc hằng số chẵn là cùng hệ hằng số chẵn của Kinh Dịch. Kết luận: Hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ và sách Kinh Dịnh là thuộc một hệ-cùng một tác giả.Tác giả của nền văn hóa Nõ Nường.   27-08-2014-05.27

( Nhasi duongdinhmínhon.Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc. )

Kinh Dịch nguyên thủy là của Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng trong một bài viết trên trang web ở cuối bài ghi: Học giả Trung Quốc cũng chưa dám nhận Kinh Dịch của mình. Tại sao vậy? trong khi đó, họ có lâu đài "Chu Dịch" dịch chú luân về triết học phương Đông cơ mà. Nhưng bởi"lâu đài" ấy được xây dựng bằng 2 chất liệu là Hào âm và Hào dương mà, hai Hào này là bắt nguồn từ hai vật"sinh thực khí" thuộc nền văn hóa Nõ Nường nền văn hóa hằng sỗ chẵn 2-4-8 của người Kinh-gốc Việt Giao Chỉ, cho nên nguồn Zen ấy di truyền trong huyết quản vô thức của người Kinh-Việt Giao Chỉ do đó họ dễ linh cảm, nhận diện.Còn người Hán Hoa Hạ thuộc thuyết Ngũ Hành nền văn hóa hằng số lẻ 1-3-5 cho nên nguồn Zen hằng số chẵn của thuyế Kinh Dịch không di truyền trong huyết quản của họ vì thế người Hán Hoa Hạ không linh cảm được thuyết Kinh Dịch là của tổ tiên mình sáng tạo ra.   15-06-2014-04.55

( Dương Đinh Minh Sơn )

Các tin khác